Nhắc đến ngành sản xuất công nghiệp hay vật dụng nội thất sang trọng thì chúng ta thường không thể không nhắc đến Inox, vật liệu không gỉ và đầy tính mỹ thuật. Trong đó, thép không gỉ Inox 316 là vật liệu phổ biến giúp chế tác nhiều thiết bị, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Vậy, thép không gỉ có thật sự không gỉ hay không? Thép không gỉ Inox 316 là gì và loại thép này có gì khác biệt so với các loại Inox khác? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau để cùng giải đáp nhé.
Danh mục
1. Tìm hiểu thép không gỉ Inox 316 là gì
Thép không gỉ là một loại hợp kim của sắt với các chất khác như Carbon, Crom, Niken,… nhằm bảo vệ vật liệu khỏi sự Oxy hóa, nguyên nhân của gỉ sét. Chúng ta cùng tìm hiểu nguyên lý tạo nên độ bền bỉ của loại hợp kim này nhé.
1.1 Bí mật chống gỉ sét của thép Inox
Gỉ sét là hiện tượng khi bề mặt kim loại hoặc hợp kim bị Oxy hóa. Lớp bụi bẩn, tạp chất bám vào kết hợp với quá trình Oxy hóa diễn ra sẽ khiến gỉ sét, ăn mòn. Nguyên lý để ngăn ngừa sự gỉ sét không phải là kháng hay ngăn ngừa hiện tượng Oxy hóa diễn ra.
Đặc tính của thép không gỉ là bề mặt luôn trơn láng, phục hồi khỏi các vết bẩn. Trước khi hiện tượng bám bẩn vật liệu dẫn đến gỉ sét diễn ra thì bề mặt thép đã phục hồi. Do đó, thời gian chống Oxy hóa của théo không gỉ lâu hơn kim loại bình thường rất nhiều và gần như không bao giờ gỉ sét nếu được lau chùi, vệ sinh thường xuyên.
Thép là hợp kim của Sắt và nguyên tố Carbon. So với thép không thường thì thép không gỉ có thêm một chất gọi là Crom. Đây chính là chất giúp cho thép chống lại sự ăn mòn, bảo vệ bề mặt thép khỏi sự gỉ sét. Để hỗ trợ đặc tính cùng với tăng thêm sức bền, sức dẻo của vật liệu, thép không gỉ cần có thêm nhiều chất phụ gia khác như Titan, Cu, Ni tơ, Molybden, Niken,…
Chính vì có nhiều hợp chất hòa nên đặc tính của thép không gỉ trở nên phức tạp hơn, khác lạ hơn so với nhiều loại kim loại khác. Ví dụ như tính từ tính cực thấp. Dù tỷ lệ trộn các chất có khác nhau nhưng những hợp kim này đều được gọi chung là Inox, mang theo tính chất đặc trưng là chống gỉ sét, ăn mòn hiệu quả.
1.2 Thép không gỉ Inox 316 là gì?
Trong quá trình tôi luyện, nếu hàm lượng Crom trong tầm khoảng 10% và có thêm Mobybden cùng nhiều phi kim khác thì loại thép không gỉ ấy được xem là Inox 316. Bên cạnh thép Inox 316 thì còn nhiều mác thép không gỉ phổ biến khác như Inox 310s, Inox 210, Inox 304, Inox 430,…
Các loại thép này khác nhau một ít về tỷ lệ các chất khi tôi luyện dẫn đến đặc tính vật lý, khả năng chống ăn mòn khác nhau, ứng dụng trong thực tiễn cũng khác nhau. Trong các loại thép không gỉ hiện nay thì thép Inox 316 là loại được sử dụng nhiều thứ hai trên thế giới, chỉ sau Inox 304.
2. Sự khác biệt của Inox 316 là gì so với nhiều mác thép Inox khác?
Nếu so sánh với loại thép Inox 304 thì Inox 316 có gần như cùng một tính chất vật lý và cơ học như thép không gỉ 304, và cũng có một bề mặt vật liệu tương tự. Sự khác biệt giữa thép 316 và 304 chính là thép 316 kết hợp thêm khoảng 2% đến 3% mobybden (Mo). Việc bổ sung loại hợp kim này làm tăng tính chống ăn mòn, đặc biệt đối với chloride và các dung môi công nghiệp khác.
Do đó, thép không gỉ 316 thường được sử dụng trong nhiều ứng dụng công nghiệp liên quan đến xử lý hóa chất, cũng như các môi trường có độ mặn cao như vùng duyên hải và các khu vực ngoài trời nơi có muối. Do chất lượng không phản ứng của nó, thép không gỉ 316 còn được sử dụng trong việc sản xuất các dụng cụ phẫu thuật và phục vụ cho y tế.
Xét về khả năng chống chịu nhiệt độ cao thì thép Inox 316 được xếp hạng trung bình trong các mác thép Inox (đến 870 độ C). Do đó, đối với các công trình nhà xưởng tiếp xúc với nhiệt độ cao, nhà sản xuất vẫn ưu tiên sử dụng thép Inox 310, loại thép ổn định trong môi trường nhiệt độ cao nhất ( đến 1030 độ C).
Ngoài ra thì ứng dụng của thép Inox 316 là gì? Do đặc tính kháng sự ăn mòn hóa học cực tốt, nhất là với Clorua nên loại thép này rất được ưa chuộng để làm vật liệu xây dựng, thiết bị máy móc ở những nhà máy hóa học, dược, công trình gần biển, đóng tàu,… Trong các lĩnh vực trên thì thép Inox 316 còn được đánh giá cao hơn cả thép Inox 304. Tuy nhiên, độ gia công, độ ăn mối hàn của thép Inox 316 vẫn chưa bằng được với thép Inox 304 nên khi sử dụng để chế tác đồ gia dụng, trang trí nội thất, xây dựng dân dụng, người ta vẫn ưa chuộng thép Inox 304 hơn.