Cách phân biệt các loại inox phổ biến trên thị trường

các loại inox

Hiện nay, nhu cầu sử dụng các sản phẩm làm từ inox rất cao. Để đáp ứng yêu cầu đó, inox trên thị trường ngày càng đa dạng về chủng loại và giá cả. Để giúp bạn phân biệt rõ các loại inox phổ biến trên thị trường, chúng tôi sẽ gửi đến bạn những thông tin hữu ích trong bài viết này.

1. Inox là gì?

Thép không gỉ hay còn được gọi là  “inox” nó là một dạng hợp kim có hàm lượng Crom ít nhất 10,5%. Có có khá nhiều loại inox khác nhau và được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực khác nhau: dụng cụ gia đình, dao kéo, dụng cụ phẫu thuật, thiết bị vận chuyển, thiết bị công nghiệp, đúc, cột kéo, đường ray, kệ bếp… thép không gỉ cũng được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng khác nhau. 

Thép không gỉ thường được sử dụng trong các ứng dụng đúc để tạo các bộ phận cho các tòa nhà, cầu, và tòa nhà chọc trời làm nổi bật tính thẩm mỹ, đảm bảo tính toàn vẹn cấu trúc và chống lại quá trình oxy hóa do điều kiện thời tiết khắc nghiệt.

Các lớp khác nhau hoàn thiện trên bề mặt thép không gỉ được sử dụng để đáp ứng các nhu cầu về môi trường và vật lý khác nhau. Sự khác biệt chính trong thép không gỉ bắt đầu với số lượng crom hiện tại. Cao hơn số lượng oxit crom và có sẵn để hoạt động như một chất cách điện bị ăn mòn bề mặt. Chromium khối oxit oxy khuếch tán được lan rộng khắp bề mặt thép.

2. Các loại Inox phổ biến trên thị trường

Các loại inox phổ biến trên thị trường hiện nay gồm có: Inox 304, Inox 430, Inox 202, Inox 201, Inox316. Chúng ta hãy đi vào tìm hiểu cụ thể từng loại inox nhé.

2.1 Inox 316

Đây là loại thép không gỉ được người dùng ưa chuộng hơn cản trong họ hàng nhà inox. Inox 316 có thể thích nghi với mọi môi trường kể cả những môi trường khắc nghiệt nhất. Trong thành phần của thép không gỉ 316 có chứa hàm lượng Niken rất dồi dào. Nhờ vậy, loại inox này vô cùng bền bỉ, khó hoen gỉ hay bị mài mòn trong mọi điều kiện môi trường như nóng, mặn, ẩm, hóa chất, axit…

Chính vì sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nên mức giá của Inox 316 không hề rẻ. Thế nên, loại inox này thường được ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất những đồ dùng đòi hỏi độ bền cao và các thiết bị y tế. 

2.2 Inox 304

Đây cũng là loại inox được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Thép không gỉ 304 được ưa chuộng bởi sở hữu khả năng chống ăn mòn vượt trội, các thành phần hóa học chứa trong nó rất an toàn cho sức khỏe. Điểm cộng lớn nhất của inox 304 là luôn bền đẹp, sáng bóng, chống chịu tốt trong mọi môi trường. 

Đặc biệt những sản phẩm làm từ inox 304 rất an toàn khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm. Vì vậy, loại inox này được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực chế biến thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người vẫn e ngại khi chọn mua những sản phẩm làm từ inox 304 vì giá thành khá cao.

2.3 Inox 430

Thành phần của inox 430 và 304 có nhiều nét tương đồng. Tuy nhiên, inox 430 có tốc độ oxy hóa nhanh hơn inox 304 do chứa hàm lượng sắt cao. Vì inox 430 nhanh hoen gỉ nên thường được sử dụng ở môi trường khô ráo, không bị nhiễm mặn. Ưu điểm lớn nhất của loại thép không gỉ này là an toàn sức khỏe, khả năng gia nhiệt lớn nên được ứng dụng nhiều trong sản xuất đồ dùng nhà bếp. 

2.4 Inox 201 và inox 202

2 loại inox này được nhiều người yêu thích vì giá thành rẻ. Tuy nhiên, hàm lượng mangan chứa trong chúng khá nhiều. Bạn cũng biết mangan là một nguyên tố khá độc, trong điều kiện nhiệt độ cao 2 loại inox này có thể giải phóng mangan gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Vậy nên, lời khuyên cho bạn là không nên sử dụng những dụng cụ nấu nướng làm từ inox 201 hay inox 202.

3. Những cách nhận biết các loại inox trên thị trường

Trên thực tế, bạn rất khó nhận biết các loại inox trên thị trường bằng mắt thường. Nếu không am hiểu bạn rất dễ mua nhầm loại inox cần thiết cho mục đích sản xuất. Chưa kể có thể mua phải những sản phẩm kém chất lượng chỉ là inox hàng nhái. 

Vậy làm thế nào có thể phân biệt được các loại inox? Đừng quá lo lắng, có 2 cách nhận biết các loại inox phổ biến nhưng hiệu quả cao mà bạn có thể áp dụng:

Thứ nhất, bạn có thể sử dụng nam châm để phân biệt các loại inox. Trong quá trình sử dụng nam châm, nếu bạn phát hiện ra loại inox nào không hút nam châm thì đó chính là inox 316. Trong trường hợp hút nam châm rất nhẹ thì chính là inox 201. Còn hút nam châm rất mạnh thì đích thị là inox 430.

Thứ hai, một cách nữa mà bạn có thể áp dụng để phân biệt các loại inox là sử dụng hóa chất. Bạn có thể tes chúng bằng hóa chất sau đó đem đi kiểm định thành phần. 

Thứ ba, cách đơn giản hơn nữa là chọn những đơn vị bán hàng uy tín để mua các loại inox. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực này nên sẽ giúp bạn phân biệt các loại inox phổ biến trên thị trường dễ dàng để mua sản phẩm inox đúng hàng, đúng giá.

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu hơn về các loại inox cũng như biết cách phân biệt chúng dễ dàng, hiệu quả.

Liên hệ tư vấn và đặt hàng

CÔNG TY THÉP KHÔNG GỈ HƯNG THỊNH

HƯNG THỊNH – TPHCM

    • Nhà xưởng F, Đường P 3, KCN Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. HCM
    • Điện thoại: (028) 666 00 979 – Hotline: 0942 37 38 39
    • Email: inoxhungthinh.hcm@gmail.com

HƯNG THỊNH – HÀ NỘI

    • KCN Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
    • Điện thoại: 0221. 3980.573 - Hotline: 0986 199 999
    • Email: inoxhungthinh@gmail.com