Cách nhận biết inox 304 hiệu quả không nên bỏ qua

cách nhận biết inox 304

Hiện nay, việc sử dụng những sản phẩm được làm từ thép không gỉ 304 đã không còn xa lạ trong đời sống. Thế nhưng giữa vô vàn những loại inox trên thị trường làm thế nào để bạn nhận biết inox 304? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách nhận biết inox 304 đơn giản mà hiệu quả trong bài viết hôm nay.

1. Bạn biết gì về inox 304?

Inox 304 hay còn gọi với những cái tên khác như SUS 304 hay thép không gỉ 304. Đây là chất liệu rất được ưa chuộng không chỉ ở thị trường nội địa mà cả quốc tế. 

1.1 Inox 304 là gì?

Loại inox này là sự pha trộn giữa hợp kim thép cùng nhiều kim loại khác như Mangan, Niken, Crom. Trong đó, hàm lượng Niken trong Inox 304 tối thiểu khoảng 8% và hàm lượng Mangan chỉ 1%. Loại thép không gỉ này sở hữu nhiều đặc tính nổi bật về độ bền, khả năng chống ăn mòn, khả năng gia nhiệt lớn….nên trở thành nguyên liệu hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất.

1.2. Phân loại Inox 304

Inox 304 có 2 loại cơ bản đó là:

  • Inox 304L: Đây là loại thép không gỉ với hàm lượng Carbon rất thấp. Do vậy, hàm lượng Niken chứa trong inox 304L được tăng lên để đảm bảo khả năng chống ăn mòn trong mọi điều kiện môi trường. Loại inox này thường được ứng dụng phổ biến với những mối hàn quan trọng.
  • Inox 304H: Loại Inox này chứa hàm lượng Carbon cao hơn hẳn so với inox 304L. Cụ thể hàm lượng Carbon chiếm đến 0.08% nên nó được ứng dụng vào lĩnh vực sản xuất những vật dụng đòi hỏi độ bền cao.

1.3  Những đặc tính vật lý của inox 304

Inox 304 được ưa chuộng bởi những đặc tính vật lý tuyệt vời, cụ thể:

  • Khả năng chống ăn mòn: Inox 304 có khả năng chống ăn mòn vượt trội, kể cả trong môi trường axit khắc nghiệt như máy móc, nhà tắm, phòng bếp…
  • Khả năng chịu nhiệt: Loại thép không gỉ này được đánh giá cao về khả năng chịu nhiệt. Nó có thể gia nhiệt tốt ở 1010 – 1120 độ C. Nếu tăng hàm lượng Carbon trong thành phần thì Inox 304 còn có khả năng chịu nhiệt cao hơn gấp nhiều lần.
  • Khả năng gia công: Inox 304 có khả năng dát mỏng tuyệt vời, kể cả khi không cần gia nhiệt. Với khả năng tạo hình tuyệt vời, loại thép không gỉ này rất được ưa chuộng trong lĩnh vực sản xuất chi tiết bằng inox.
  • Khả năng bám sơn: Inox 304 kết hợp với kỹ thuật sơn tĩnh điện mang đến khả năng bám sơn tuyệt vời. Vì vậy, nó thường được sử dụng để sản xuất các sản phẩm bồn nước, bàn ghế, giường tủ…cần độ bám sơn cao.

3. Những cách phân biệt inox 304 bạn cần biết

Trên thị trường hiện nay có không ít loại inox nhái inox 304 nhằm trục lợi. Nếu không kiểm tra cẩn thận người tiêu dùng rất dễ mua nhầm. Thế nên, người mua hàng rất đắn đo khi chọn lựa những sản phẩm làm từ Inox 304. 

Vì các loại inox khá giống nhau nên khó lòng phân biệt được bằng mắt thường. Nhưng đừng lo! Áp dụng những cách phân biệt inox 304 dưới đây bạn sẽ kiểm tra được kỹ càng và chính xác nhất.

3.1 Phân biệt inox 304 bằng nam châm

Inox 304 không có phản ứng từ – tức là nó không phản ứng gì với nam châm. Ta có thể lợi dụng đặc điểm này khi mua hàng hoặc kiểm hàng thì thử một thanh inox loại thường và một thanh nam châm.

Đặt nam châm ở giữa inox thường và inox 304 thì nam châm sẽ có xu hướng bị hút về phía của inox thường (inox 201) do các loại inox thường vẫn có khả năng phản ứng từ (nhưng kém)

3.2  Phân biệt bằng tia lửa khi cắt inox

Loại này thì thường sử dụng chuyên dụng hơn và để thử công nghiệp chứ ít khách hàng nào mua đồ gia dụng, đồ dùng mà cắt ra để thử. Khi dùng tia lửa để cắt inox nếu xuất hiện ít tia lửa và tia lửa có màu vàng nhạt thì chính là inox 304. Bởi những loại inox khác, chẳng hạn như inox 201 khi sử dụng phương pháp này sẽ xuất hiện nhiều  tia lửa cháy với màu vàng đậm.

3.3 Phân biệt inox 304 bằng axit đặc (H2SO4 hoặc HCL)

Phân biệt bằng axit là cách phân biệt chính xác nhất trong các cách kể trên. Với loại thử này thì cần có một bình axit đặc là H2SO4 hoặc HCL (H2SO4 đặc hơn so với loại axit HCL). 

Tiến hành nhỏ một giọt axit lên bề mặt inox 304 thì sẽ không có phản ứng gì cả hoặc chỉ bị chuyển sang màu xám hơn so với thông thường.Còn nếu nhỏ axit lên bề mặt inox thường (201 hoặc 430) thì sẽ có hiện tượng sủi bọt và chuyển sang màu đỏ gạch ở vùng bị dính axit.

Hy vọng thông qua bài viết bạn đã hiểu hơn về inox 304 cũng như biết cách nhận biết inox 304. Hãy áp dụng những mẹo nhỏ mà chúng tôi chia sẻ để có thể mua được những sản phẩm làm từ inox 304 đáng đồng tiền bát gạo bạn nhé!

Liên hệ tư vấn và đặt hàng

CÔNG TY THÉP KHÔNG GỈ HƯNG THỊNH

HƯNG THỊNH – TPHCM

    • Nhà xưởng F, Đường P 3, KCN Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. HCM
    • Điện thoại: (028) 666 00 979 – Hotline: 0942 37 38 39
    • Email: inoxhungthinh.hcm@gmail.com

HƯNG THỊNH – HÀ NỘI

    • KCN Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
    • Điện thoại: 0221. 3980.573 - Hotline: 0986 199 999
    • Email: inoxhungthinh@gmail.com