Inox là một chất liệu quá quen thuộc và phổ biên trong cuộc sống hàng ngày mà ai cũng biết. Ta co thể dễ dàng bắt gặp các đồ dụng, vật dụng và thậm chí cả đồ trang sức là bằng inox. Nhưng để hiểu rõ về bản chất của inox thì không phải ai cũng biết?
Inox có cấu tạo như thế nào, loại inox nào phổ biên nhât hay độ cứng của inox ra sao là những thắc mắc hết sức quen thuộc của mọi người. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp tất tần tật các thắc mắc này giúp các bạn.
Danh mục
Định nghĩa inox là gì?
Inox hay còn được gọi với tên khác là thép trắng, SUS, thép không gỉ (inox, có bắt nguồn từ tiếng Pháp: inox).
Inox chính là hợp kim giữa Sắt và Crom. Hàm lượng Crom trong hợp kim phải chiếm tối thiểu là 10,5%. Chinh thành phần Crom này sẽ tạo ra một lớp oxit mỏng trên bề mặt của thép và chính lớp oxit mỏng này sẽ giúp ngăn chặn sự ăn mòn trên bề mặt trước tác động của cac yêu tô môi trường bên ngoài. Inox càng có khả năng chống oxy hóa tốt thì hàm lượng Crom trong đo càng chiếm nhiều.
Bên cạnh có chứa Crom, inox còn có các thành phần khác như Carbon, Niken, Molypden, Mangan… có tác dụng làm tăng cường khả năng chống ăn mòn, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm và tăng cường thêm một số tính năng nổi bật khác như tinh năng tạo hình, tính dẻo, tính bền, tính dẫn nhiệt,…
Nguồn gốc ra đời của inox?
Như các bạn đã biết, các kim loại đều có đặc điểm chung là độ bền tương đối thấp, ngoại trừ một số kim loại quy hiêm như vàng bạc, bạch kim, kim cương,… Khi ứng dụng các kim loại này vào cuộc sống để phục vụ cho con người thì nó rất dễ bị gỉ sét, nếu ở môi trường sống có độ ẩm cao và chất ăn mòn dẫn đến độ bền sản phẩm không cao.
Và chính nguyên nhân này đã thôi thúc, tạo động lực cho các nhà luyện kim kiên nhân, miệt mài tìm kiếm và học hỏi nhằm tạo ra một chất liệu nào đó thật bền và khó bị gỉ sét.
Sau một thời gian dài nghiên cứu và tìm tòi, may mắn là các nhà luyện kim đã phát hiện Crom là một kim loại có đặc tính không gỉ sét cực kỳ tốt nên người ta tận dụng và kết hợp Crom với Sắt. Chinh sự kết hợp này đã tạo ra inox- một chất liệu quen thuộc của chúng ta ngày nay.
Năm 1821, nhà luyện kim người Pháp tên là Pierre Berthier đã tạo ra hợp kim Sắt – Crom chống ăn mòn làm dụng cụ y tế.
Các loại inox phổ biến và độ cứng của chung?
Nói về độ cứng của Inox thì phải kể đến 3 loại phổ biến nhất hiện nay
Inox 201
Inox 201 là loại bán chạy nhất hiện nay trên thị trường. Loại thép không gỉ này thuộc họ thép Austenit với nguyên tố Mn là đại diện cho loại Inox này thay thế cho Ni cung cấp cho cấu trúc Austenit. Chính vì vậy mà giá thành của inox 201 tương đôi rẻ. Thành phần hóa học của Inox 201 gồm 16 – 18% Cr; 3,4 – 5,5 % Ni; 5,5 – 7,5 % Mn,…
Độ cứng của inox 201
Inox 201 có độ bền và độ cứng tương đối cao nhờ vào hàm lượng N lớn. Tuy nhiên bạn nên lưu y là inox 201 không nên dùng phương pháp xử lý nhiệt để làm cứng mà chỉ nên dùng cách làm lạnh. Inox 201 có thể ủ ở nhiệt độ từ 1010 đến 1090 ° C, để giữ Cacbon trong dung dịch và tránh sự nhạy cảm, cần phải làm lạnh qua dãy ngưng Carbon 815 và 416 độ C.
Inox 304
Nhiều người dùng đánh giá inox 304 là loại inox tốt nhất trên thị trường hiện nay. Vì thế, sẽ không quá khó hiểu nếu giá thành của nó cao hơn so với các loại inox khác. Hàm lượng Niken trong Inox 304 kha cao lên đến 8%. Tuy nhiên, do giá thành của Niken ngày một tăng cao nên người dùng có xu hướng lựa chọn những loại inox có hàm lượng Niken thấp để phù hợp hơn với chi phí, tiêu biểu là inox 201.
Độ cứng của inox 304
Inox 304 có độ bền cao hơn so với các loại thép nhẹ và các loại kim loại thông thường. Các loại inox thông thường không phải là đối thủ nên so sánh với inox 304 về độ cứng nhưng inox 304 không phải hàng có độ cứng chuyên dụng.
Inox 304 thuộc họ thep Austenitic, nên có độ cứng không quá cao để còn có thể hỗ trợ tốt trong việc gia công hay chấn hoặc cắt gọt. Nếu bạn có nhu cầu tìm sản phẩm có độ cứng đòi hỏi cao hoặc độ cứng cho một số mục đích chuyên dụng thì dòng Martensitic hoặc Precipitation Hardening là phù hợp nhất.
Inox 430
Inox 430 thuộc họ thep ferritic. Ưu điểm của dòng thép này là khả năng chống ăn mòn và định hình tuyệt vời, có hệ số giãn nở thấp, và có khả năng chống gỉ sét tốt. Nó có thể được sử dụng trong các ứng dụng hóa học nhất định do khả năng chống chịu được axit nitric.
Độ cứng của Inox 430
Inox 430 là loại inox có độ cứng thấp. So với 2 loại thép kể trên thì inox 430 có chất lượng thấp nhất. Khi gia công bằng phương pháp hàn, inox 430 không thật sự hiệu quả vì nó không chịu được tốt trong áp lực quá cao và tác động mạnh.
Còn trong trường hợp inox 430 làm việc với tải trọng cao, chúng cũng không đáp ứng được vì độ cứng và độ bền khá thấp. Inox 430 sử dụng tốt ở nhiệt độ cao nhưng với môi trường nhiệt độ <0oC, inox 430 dễ trở nên giòn và bị gãy.
Như vậy là bài viết trên đã giải đáp thắc mắc của các bạn về độ cứng của Inox về những loại khác nhau của nó. Các bạn hãy tìm hiểu kỹ về từng loại thép trước khi mua về sử dụng nhé.
Liên hệ tư vấn và đặt hàng
CÔNG TY THÉP KHÔNG GỈ HƯNG THỊNH
HƯNG THỊNH – TPHCM
-
- Nhà xưởng F, Đường P 3, KCN Vĩnh Lộc, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, TP. HCM
- Điện thoại: (028) 666 00 979 – Hotline: 0942 37 38 39
- Email: inoxhungthinh.hcm@gmail.com
HƯNG THỊNH – HÀ NỘI
-
- KCN Phố Nối A, Xã Trưng Trắc, Huyện Văn Lâm, Tỉnh Hưng Yên
- Điện thoại: 0221. 3980.573 - Hotline: 0986 199 999
- Email: inoxhungthinh@gmail.com